HOTLINE: 0969747238

  • Đăng nhập
Banner
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Sứ mệnh - Tầm nhìn
    • Ban lãnh đạo
    • Cơ cấu tổ chức
    • Phòng chức năng
      • Phòng Tổ chức - Hành chính - Tài chính kế toán
      • Phòng Kế hoạch tổng hợp
    • Khoa chuyên môn
      • Khoa Khám bệnh - Cấp cứu hồi sức - Cận lâm sàng - Dược - Vật tư, thiết bị y tế, Xưởng sản xuất dụng cụ trợ giúp
      • Khoa Nội - Nhi - Y học cổ truyền
      • Khoa Vật lý trị liệu - Hoạt động trị liệu - Ngôn ngữ trị liệu - Tâm lý trị liệu
    • BCH Chi bộ
    • BCH Công đoàn
    • BCH Chi đoàn
  • TIN TỨC
    • Tin tức và sự kiện
    • Hoạt động chuyên môn
    • Video
    • Thư viện ảnh
    • Công tác xã hội
    • Lịch hoạt động
  • KHÁM, CHỮA BỆNH
    • Quy trình khám, chữa bệnh
    • Dịch vụ tại Bệnh viện
    • Bảng giá dịch vụ
      • Giá có thẻ BHYT
      • Giá không có thẻ BHYT
    • Danh mục ICD - 10
  • QUẢN LÝ VĂN BẢN
    • Website-QLPM
      • PMQLVB Nội bộ VNPT
      • Đường dây nóng BYT
      • PM Chất lượng BV
      • PM QLVB BYT
      • Thư điện tử TQ
      • Khảo sát HLNB
      • PM Giám định BHYT
      • PM Quản lý TTNKT
    • VB QLNN chung
    • VB tỉnh Tuyên Quang
    • VB Bộ Y tế
    • VB Sở Y tế
    • VB Nội bộ
    • VB BHXH
  • ĐÀO TẠO & CĐT
    • Đào tạo liên tục, chuyên sâu
    • Chỉ đạo tuyến
    • Tin tức Y học
    • Tài liệu Y học
    • test
  • PHCNDVCĐ
    • Phát hiện sớm & Can thiệp sớm
    • Tài liệu hướng dẫn PHCN cho các dạng khuyết tật tại cộng đồng
  • NCKH & HTQT
    • Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác quốc tế
  • Hướng dẫn người bệnh
    • Quy trình khám bệnh
      • Quy trình khám bệnh không có BHYT
      • Quy trình khám bệnh có thẻ BHYT
    • Lịch khám bệnh
    • Bảng giá khám chữa bệnh
    • Chính sách bảo hiểm y tế
  1. Trang chủ
  2. TIN TỨC
  3. Lịch hoạt động
Thứ 6, 29/11/2024 | 15:23
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ: Triệu chứng và cách điều trị

Đọc bài Lưu

Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ là vấn đề sức khỏe cần được điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của trẻ. Do đó, nếu thấy bàn chân của trẻ có dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm để được điều trị bệnh kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm về sau.

1. Biểu hiện bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ

Khi trẻ tập đi chính là lúc hệ cơ xương của trẻ đang phát triển mạnh mẽ. Trong một số trường hợp, mặt bàn chân của trẻ phẳng và không có độ lõm được gọi là lòng bàn chân bẹt.

Cha mẹ không nên chủ quan nếu con có biểu hiện nghi ngờ bàn chân bẹt

- Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ được chia thành những dạng khác nhau như sau:

+ Bàn chân bẹt linh hoạt: Đây là dạng bệnh phổ biến nhất, thường không gây ra biểu hiện bệnh và xuất hiện rất sớm. Khi chân trẻ chạm đất sẽ không thể nhìn thấy vòm bàn chân. Tuy nhiên, khi trẻ nhấc chân lên, có thể quan sát rõ vòm bàn chân của trẻ.

+ Bàn chân bẹt cứng: Ở dạng bệnh này, phần gân gót chân của trẻ thường bị căng, Chính vì thế, trẻ sẽ rất đau nếu thực hiện các hoạt động mạnh như chạy nhảy,...

+ Những bất thường ở gân chày sau: Dạng bệnh này thường xảy ra ở người lớn khi gân nối giữa bắp chân và mặt trong mắt cá bị rách hoặc sưng.

Thường xảy ra ở nhóm người trưởng thành khi gân kết nối cơ bắp cơ bắp chân với mặt trong của mắt cá chân bị sưng, rách,…

- Triệu chứng bệnh:

+ Chân trẻ bước đi theo hình chữ V.

+ Khớp gối bị lệch, xoay chụm vào nhau giống như hình chữ X.

+ Phần cổ chân của trẻ bị xoay đổ ra bên ngoài hoặc xoáy vào bên trong.

+ Bàn chân của trẻ không có lõm và không để lại vết khuyết dấu chân.

Để rõ hơn về triệu chứng bất thường của trẻ, mẹ nên cho trẻ đi trên nền nhà hoặc tờ giấy và quan sát con thật kỹ. Nếu nhận ra có biểu hiện bất thường, cha mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa con đi khám sớm để được chẩn đoán và can thiệp sớm. 

2. Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ là do đâu?

Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ có thể là do những nguyên nhân sau:

- Do di truyền: Những trẻ có cha mẹ mắc hội chứng bàn chân bẹt sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những trẻ khác.

- Sưng đau cổ chân vì đi giày không phù hợp, do hoạt động quá mức, béo phì, chấn thương hay viêm khớp,… có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàn chân bẹt.

Bàn chân bẹt ở trẻ có thể do 2 chân của trẻ bị chênh lệch về chiều dài

- Dây chằng lỏng lẻo: Nếu những dải mô liên kết các xương này bị lỏng lẻo hơn bình thường, xương của bàn chân sẽ không đảm bảo được cố định và sẽ khó khăn để hình thành vòm cong của bàn chân.

- 2 chân của trẻ có độ dài không bằng nhau: Vì nguyên nhân này mà bên chân dài hơn thường có vòm phẳng hơn. Hơn nữa, tình trạng một chân dài hơn chân còn lại còn có thể dẫn tới cong vẹo cột sống, gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

- Do một số bệnh lý di truyền.

3. Điều trị bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ bằng cách nào?

Nếu điều trị bệnh trong độ tuổi từ 2 đến 7 tuổi thì khả năng phục hồi của trẻ là rất cao. Để chẩn đoán bệnh cho trẻ, bác sĩ sẽ dựa vào một số triệu chứng lâm sàng và một số phương pháp chẩn đoán bệnh như chụp x-quang, chụp CT hay chụp MRI, siêu âm,…

Bệnh bàn chân bẹt có thể gây ra biến chứng nguy hiểm

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ để điều chỉnh hiệu quả tình trạng lòng bàn chân bẹt của trẻ. Cha mẹ nên tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp trẻ đạt được kết quả điều trị tốt nhất, phòng tránh những nguy cơ rủi ro về khả năng vận động trong tương lai.

- Đế chỉnh hình bàn chân:

Phương pháp này được ưa chuộng vì mang lại hiệu quả khá rõ rệt. Cần dùng đế chỉnh hình phù hợp với kích thước chân của trẻ. Mẹ chỉ cần cho đế vào giày hay dép của trẻ. Tác dụng của loại đế này là nâng đỡ chân của trẻ, giúp tạo vòm và cải thiện tình trạng lòng chân bẹt.

Phương pháp này rất dễ sử dụng, đảm bảo an toàn, mang lại hiệu quả điều trị cao và phòng ngừa nguy cơ biến chứng cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên, để có được hiệu quả như mong muốn, cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài. Hơn nữa, để chỉnh hình bàn chân bẹt chỉ phù hợp với đối tượng bệnh nhân là trẻ nhỏ, được phát hiện bệnh sớm và chưa gặp phải biến chứng nặng.

- Vật lý trị liệu: Có thể cải thiện bệnh cho trẻ bằng những bài tập co giãn gót chân, cho trẻ lăn chân cùng bóng hoặc nâng vòm bàn chân. Tuy nhiên, nên kết hợp vật lý trị liệu cùng với dùng đế chỉnh hình để có được kết quả tốt nhất. Nếu chỉ thực hiện đơn lẻ, các bài tập vật lý trị liệu sẽ khó có thể mang lại hiệu quả như mong muốn.

- Phẫu thuật

Nếu các phương pháp nêu trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật cho trẻ để giúp bàn chân trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống máy móc hiện đại.

Phụ huynh không nên chủ quan nếu trẻ có biểu hiện bất thường

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, mẹ nên lưu ý:

+ Không để trẻ đi dép tông khi ra ngoài. Nguyên nhân là vì đế của chúng thường phẳng và cứng. Nếu sử dụng thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sự hình thành lõm bàn chân và tăng nguy cơ bị hội chứng bàn chân bẹt.

+ Cung cấp đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo cơ bàn chân cũng như dây chằng của trẻ phát triển tốt, đủ khả năng hình thành vòm cong của chân.

Trên đây là những thông tin về hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ. Nếu con có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cha mẹ có thể liên hệ đến số điện thoại Hotline của bệnh viện 0969.747.238 để được tư vấ và khám sớm nhất.

Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/ban-chan-bet-o-tre-nho-trieu-chung-va-cach-dieu-tri


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức liên quan

TƯ VẤN LẬP E-HSMT, ĐÁNH GIÁ E-HSDT GÓI THẦU “DỊCH VỤ BẢO VỆ BỆNH VIỆN

TƯ VẤN, THẨM ĐỊNH GÓI THẦU DỊCH VỤ BẢO VỆ BỆNH VIỆN

​ 𝐓𝐇𝐀̂̉𝐌 Đ𝐈̣𝐍𝐇 𝐂𝐀̂́𝐏 Đ𝐈𝐄̂̀𝐔 𝐂𝐇𝐈̉𝐍𝐇 𝐆𝐈𝐀̂́𝐘 𝐏𝐇𝐄́𝐏 𝐇𝐎𝐀̣𝐓 Đ𝐎̣̂𝐍𝐆 𝐊𝐇𝐀́𝐌 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇, 𝐂𝐇𝐔̛̃𝐀 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇 ​

THÔNG BÁO MỜI BÁO GIÁ THẨM ĐỊNH GIÁ VẬT TƯ Y TẾ

BÁO GIÁ DỊCH VỤ VỆ SINH BỆNH VIÊN

𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐁𝐀́𝐎 𝐂𝐇𝐔𝐘𝐄̂̉𝐍 Đ𝐈̣𝐀 Đ𝐈𝐄̂̉𝐌 - 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐍 𝐏𝐇𝐔̣𝐂 𝐇𝐎̂̀𝐈 𝐂𝐇𝐔̛́𝐂 𝐍𝐀̆𝐍𝐆 𝐇𝐔̛𝐎̛𝐍𝐆 𝐒𝐄𝐍

Tại sao chọn chúng tôi

Tại sao chọn chúng tôi

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm
  • Chất lượng dịch vụ tốt
  • Trang thiết bị hiện đại
  • Quy trình khám chữa bệnh thuận tiện
Thư viện ảnh
CTXH- Từ thiện
CTXH- Từ thiện
Hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế
Xưởng sản xuất dụng cụ trợ giúp
Xưởng sản xuất dụng cụ trợ giúp
Dịch vụ Vật lý trị liệu
Dịch vụ Vật lý trị liệu
Dịch vụ Ngôn ngữ, Hoạt động trị liệu
Dịch vụ Ngôn ngữ, Hoạt động trị liệu
Lãnh đạo
Lãnh đạo
Dịch vụ Vận động, xoa bóp trị liệu
Dịch vụ Vận động, xoa bóp trị liệu
Liên kết website
Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

Tư vấn online

Tư vấn online

Tra cứu kết quả

Tra cứu kết quả

Đơn vị chủ quản: Bệnh viện PHCN Hương Sen

Người chịu trách nhiệm: Bác sỹ CKII Trần Thị Kim Thoa

Địa chỉ: Số 84, đường Minh Thanh, P. Tân Hà, TP Tuyên Quang, Tuyên Quang

Điện thoại: 0969747238

Email: bvphcnhuongsentq@gmail.com

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
Gửi tin nhắn cho chúng tôi
Thống kê truy cập
Hôm nay : 142
Năm 2025 : 22.960
Giấy phép thiết lập số 78/GP-TTĐT ngày 12/10/2021 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang cấp