HOTLINE: 0969747238

  • Đăng nhập
Banner
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Sứ mệnh - Tầm nhìn
    • Ban lãnh đạo
    • Cơ cấu tổ chức
    • Phòng chức năng
      • Phòng Tổ chức - Hành chính - Tài chính kế toán
      • Phòng Kế hoạch tổng hợp
    • Khoa chuyên môn
      • Khoa Khám bệnh - Cấp cứu hồi sức - Cận lâm sàng - Dược - Vật tư, thiết bị y tế, Xưởng sản xuất dụng cụ trợ giúp
      • Khoa Nội - Nhi - Y học cổ truyền
      • Khoa Vật lý trị liệu - Hoạt động trị liệu - Ngôn ngữ trị liệu - Tâm lý trị liệu
    • BCH Chi bộ
    • BCH Công đoàn
    • BCH Chi đoàn
  • TIN TỨC
    • Tin tức và sự kiện
    • Hoạt động chuyên môn
    • Video
    • Thư viện ảnh
    • Công tác xã hội
    • Lịch hoạt động
  • KHÁM, CHỮA BỆNH
    • Quy trình khám, chữa bệnh
    • Dịch vụ tại Bệnh viện
    • Bảng giá dịch vụ
      • Giá có thẻ BHYT
      • Giá không có thẻ BHYT
    • Danh mục ICD - 10
  • QUẢN LÝ VĂN BẢN
    • Website-QLPM
      • PMQLVB Nội bộ VNPT
      • Đường dây nóng BYT
      • PM Chất lượng BV
      • PM QLVB BYT
      • Thư điện tử TQ
      • Khảo sát HLNB
      • PM Giám định BHYT
      • PM Quản lý TTNKT
    • VB QLNN chung
    • VB tỉnh Tuyên Quang
    • VB Bộ Y tế
    • VB Sở Y tế
    • VB Nội bộ
    • VB BHXH
  • ĐÀO TẠO & CĐT
    • Đào tạo liên tục, chuyên sâu
    • Chỉ đạo tuyến
    • Tin tức Y học
    • Tài liệu Y học
    • test
  • PHCNDVCĐ
    • Phát hiện sớm & Can thiệp sớm
    • Tài liệu hướng dẫn PHCN cho các dạng khuyết tật tại cộng đồng
  • NCKH & HTQT
    • Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác quốc tế
  • Hướng dẫn người bệnh
    • Quy trình khám bệnh
      • Quy trình khám bệnh không có BHYT
      • Quy trình khám bệnh có thẻ BHYT
    • Lịch khám bệnh
    • Bảng giá khám chữa bệnh
    • Chính sách bảo hiểm y tế
  1. Trang chủ
  2. Dành cho bệnh nhân
  3. Bản tin vì sức khỏe cộng đồng
Thứ 3, 29/06/2021 | 14:35
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sau khi tiêm vắc xin bị sốt hay không sốt thì tốt hơn?

Đọc bài Lưu

Suckhoedoisong.vn - Câu hỏi mà nhiều người dân đặt ra là: Sao cùng đi tiêm về mà có người bị sốt, có người không. Vậy sốt hay không sốt là tốt hơn? Có phải khi bị sốt thì cơ thể mới có miễn dịch?”

Sốt, đau nhức, chóng mặt, dị ứng, co giật hay bất cứ điều gì bất thường sau tiêm chủng đều được gọi chung là “phản ứng sau tiêm chủng”.

Vắc-xin chính là cho hệ miễn dịch cơ thể “tập trận”. Nôm na chúng ta có thể hiểu: Vắc-xin được tạo ra từ kháng nguyên đã chết hoặc gần chết, các nhà khoa học làm cho “địch” là con virus vốn rất nguy hiểm trở nên mất khả năng “chiến đấu” hoặc “xé” một phần đặc trưng của nó, sau đó tiêm nó vào cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện “kẻ địch” này theo đúng quy trình, tất nhiên, lúc này “kẻ địch” chỉ là xác chết hoặc đã suy yếu nên không có khả năng gây hại cho cơ thể.

Sốt từ đâu đến?

Trong não chúng ta cũng có một vùng, với tên gọi là “vùng hạ đồi. Chức năng của nó là để nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, tầm trên dưới 37 độ C với người bình thường.

Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, chúng giải phóng ra một số hoá chất vào máu nhằm làm suy yếu cơ thể. Lúc này cơ quan “vùng hạ đồi” nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể, nó sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, từ 37 độ C lên 39-40 độ C, thậm chí cao hơn, đó chính là sốt.

Sốt như một cơn dự báo chính xác về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, là báo động của cơ thể khi bị tổn thương. Như vậy, khi vắc-xin được tiêm vào, cơ thể cũng sẽ nhận diện nó với cơ chế tương tự như thế. Cơ thể nóng lên tức là hệ miễn dịch đang vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể của mình.

Vì sao có người sốt, có người không?

Nhưng khi hệ miễn dịch nhận diện “kẻ địch” và phản ứng sau tiêm chủng của mỗi người khác nhau. Vắc-xin sẽ tạo ra số lượng kháng thể nhất định nhưng khoảng thời gian tạo ra đủ theo kế hoạch sản xuất thì mỗi người sẽ khác nhau. Có thể sốt, có thể không, nhưng đích đến cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vắc-xin.

Phản ứng sốt hay không sốt sau tiêm vắc-xin là do cơ thể mỗi người, nhưng hiệu quả của vắc-xin là như nhau.

Cơ thể sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nóng nảy” chiến đấu ác liệt với “kẻ địch”. Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà nó chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn.

Và dù có sốt hay không sốt, thì hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con “SARS-CoV-2” này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ auto tiêu diệt.

Như vậy, sốt hay không sốt cũng mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hệ miễn dịch sẽ học được cách đánh để triển khai thế trận khi có “địch” xâm nhập cơ thể.

Tại Việt Nam, mấy hôm nay ca lây nhiễm có tăng nhưng số ca bệnh nặng và tử vong vẫn đang được khống chế rất tốt. Mỗi ngày chúng ta cũng được nghe tin vui bởi có nhiều người được tuyên bố khỏi bệnh. Đây là sự cố gắng và là nguồn động viên rất lớn của chính quyền và người dân… Vì thế chúng ta cần hiểu đúng, hiểu đủ để không hoảng loạn, nhưng cũng đừng chủ quan.

Đặc biệt là, khi đi tiêm chủng theo thông báo của cơ quan chức năng, người dân cần nhớ khai báo rõ tình trạng bệnh lý của mình khi khám sàng lọc, trong quá trình tiêm vẫn cần ghi nhớ thật kỹ và thực hiện tốt biện pháp 5K.

Chúng ta không nên đọc các nguồn thông tin không chính thống để rồi hoảng sợ. 5K + vắc-xin - đó là “nỏ thần” để giữ thành trì chống dịch. Đừng chỉ trích, châm biếm, phàn nàn mà hãy hợp tác, cống hiến và tự giác.

Làm được như thế thì giặc nào mà chẳng tan? 

ThS.Nguyễn Quốc Khánh


Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/ Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức liên quan

Sáng 29/6, thêm 95 ca Covid-19, hơn 200.000 người đang được cách ly

Covid-19 ngày 28/6: Bất ngờ xuất hiện nhiều "điểm nóng" mới

Sáng 28/6: Thêm 97 ca mắc COVID-19 trong nước, TP Hồ Chí Minh nhiều nhất 62 ca

TPHCM phát hiện 667 ca nghi nhiễm SARS-CoV-2, hầu hết trong khu cách ly

Tặng Bằng khen của Thủ tướng cho 21 tập thể, cá nhân trong công tác phòng, chống dịch

Ngành Y tế bảo đảm công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong điều kiện nắng nóng năm 2021

Tại sao chọn chúng tôi

Tại sao chọn chúng tôi

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm
  • Chất lượng dịch vụ tốt
  • Trang thiết bị hiện đại
  • Quy trình khám chữa bệnh thuận tiện
Thư viện ảnh
CTXH- Từ thiện
CTXH- Từ thiện
Hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế
Xưởng sản xuất dụng cụ trợ giúp
Xưởng sản xuất dụng cụ trợ giúp
Dịch vụ Vật lý trị liệu
Dịch vụ Vật lý trị liệu
Dịch vụ Ngôn ngữ, Hoạt động trị liệu
Dịch vụ Ngôn ngữ, Hoạt động trị liệu
Lãnh đạo
Lãnh đạo
Dịch vụ Vận động, xoa bóp trị liệu
Dịch vụ Vận động, xoa bóp trị liệu
Liên kết website
Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

Tư vấn online

Tư vấn online

Tra cứu kết quả

Tra cứu kết quả

Đơn vị chủ quản: Bệnh viện PHCN Hương Sen

Người chịu trách nhiệm: Bác sỹ CKII Trần Thị Kim Thoa

Địa chỉ: Số 84, đường Minh Thanh, P. Tân Hà, TP Tuyên Quang, Tuyên Quang

Điện thoại: 0969747238

Email: bvphcnhuongsentq@gmail.com

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
Gửi tin nhắn cho chúng tôi
Thống kê truy cập
Hôm nay : 65
Năm 2025 : 22.883
Giấy phép thiết lập số 78/GP-TTĐT ngày 12/10/2021 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang cấp